Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

CHƯƠNG 4: QUÃNG

GIÚP TRÍ NHỚ LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

(từ trình độ căn bản tới nâng cao)

TÁC GIẢ: NGUYỄN BÁCH

NHÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC

CHƯƠNG 4: QUÃNG

Bảng 31. Tên gọi quãng

c4_01
1. Khi hai giọng diễn cùng một nốt, chúng ta gọi là “hát đồng âm” (unisson).
2, Quãng được gọi tên theo số nốt có trong khoảng cách giữa 2 nốt tạo thành quãng.
3, Khi số nốt trong một quãng nhỏ hơn 8, ta gọi quãng đó là quãng đơn; khi số nốt lớn hơn 8, chúng ta có quãng kép. Để tính một quãng kép tương ứng với quãng đơn nào, chúng ta dùng công thức:
Số quãng kép - 7 = Số quãng đơn tương ứng.
Ví dụ: Quãng 9 có quãng đơn tương ứng là quãng 2 (= 9-7), nên còn được gọi là “quãng 2 kép”
4. Đối với các quãng hoà âm, chúng ta luôn luôn đọc nốt từ dưới lên trên. Đối với quãng giai điệu, người ta còn phân biệt:
c4_02

Bảng 32. Tính chất của Quãng

c4_03
A. 1/. Quãng liền bậc là tất cả những quãng 2 (từ giảm đến tăng).
2/. Quãng cách bậc là những quãng lớn hơn quãng 2 tăng.
B. 1/. Quãng giảm kép nhỏ hơn quãng giảm 1/2 cung.
2/. Quãng tăng kép lớn hơn quãng tăng 1/2 cung.
Ghi chú: Quãng đồng âm (intervalle synonyme) được thành lập giữa những nốt đồng âm (note enharmonique). Những quãng đồng âm có số cung bằng nhau.
Ví dụ: Quãng 3 thứ đồng âm với quảng 2 tăng. Như vậy, quãng 2 giảm được coi là không có trong thực tế, vì có số cung là 0 và được coi như đồng âm (unisson).

Bảng 33. Cách tính quãng kép

c4_04
1. Các quãng kép có tính chất giống như quãng đơn tương ứng của chúng.
2. Quãng kép được tạo thành bằng cách thêm một quãng 8 bên trên quãng đơn. Nhưng con số chỉ định tên của quãng kép lại hơn có số chỉ định của quãng đơn 7 đơn vị
3. Có thêm kép nhiều lần quãng 8 lên trên một quãng đơn. Muốn tìm tên gọi quãng kép nhiều lần đó, chúng ta chỉ việc cộng số chỉ định tên gọi của quãng đơn cho số lần con số 7 tương ứng.
Ví dụ: quãng 2 kép ba = quãng (2+7+7)= quãng 16

Bảng 34. Sự đảo quãng

c4_05
1. Các quãng đúng khi đảo, vẫn giữ nguyên tính chất “đúng”. Còn các quãng khác sẽ có tính chất ngược lại khi bị đảo.
2. Một quãng luôn luôn hợp với quãng đảo của nó để thành một quãng 8, nên số chỉ định của quãng cộng với số chỉ định của quãng đảo của nó luôn luôn là 9.
3. Quãng đảo của quãng 8 đúngquãng đồng âm.
Ghi chú : Chỉ đảo những quãng đơn.

Bảng 35. Các quãng được lập trên âm chủ của thang âm trưởng, thứ

c4_06
1. Trong thang âm Trưởng, tất cả các quãng hợp với âm chủ tạo thành những quãng Trưởng và quãng đúng.
2. Trong thang âm thứ hòa âm, tất cả các quãng hợp với âm chủ tạo thành những quãng như trường hợp của thang âm Trưởng, chỉ khác là quãng 3 và quãng 6 là những quãng thứ.
Ghi chú: Trong thang âm Mi thứ, tất cả các quãng tạo thành với chủ âm sẽ là quãng thứ hoặc đúng.

Bảng 36. Quãng 2, 3, 4 trong thang âm Trưởng và thứ

c4_07
Ký hiệu quãng trong bảng trên:
T = Trưởng, t = thứ, tg = tăng, g = giảm, đ = đúng
Khi dảo các quãng trên dây, chúng ta sẽ có được các quãng 5, 6, 7 trong thang âm Trưởng thứ tương ứng nhưng với tính chất ngược lại. (Xem lại Bảng 34)

Bảng 37. Sự phân chia cung

c4_08
1. Mỗi cung được chia thành 2 bán cung có tên gọi khác nhau
2. Viết tắt trong ví dụ trên:
1 c = 1 cung
1/2 cđ = bán cung đồng (2 nốt nhạc cùng tên)
1/2 cd = bán cung dị (2 nốt nhạc khác tên)
3. Cách tính:
1/2 cđ + 1/2 cd = 1 c
1 c - 1/2 cđ = 1/ cd
1 c - 1/2 cd = 1/ cđ
Ghi chú : Cách tính trên đây áp dụng cho loại âm nhạc theo thang âm điều hòa (hay luật bình quân) với một quãng 8 được chia thành 12 bán cung bằng nhau, tương ứng với các phím đàn piano. Đối với các loại âm nhạc hiện đại và dân gian, có nhiều cách phân chia cung rất khác nhau.

Bảng 38. Cấu tạo quãng phân tích theo điệu tính

Quãng

2

3

4

5

6

7

8

Trưởng

1c

2c

-

-

4c+1/2

5c+1/2

-

đúng

-

-

2c+1/2

3c+1/2

-

-

6c

thứ

1/2c

1c+1/2

-

-

4c

5c

-

1. Một quãng 8 được chia thành 5 cung và 2 bán cung dị
2. Quãng Trưởng = Quãng thứ + 1/2 cđ
3. Quãng tăng = Quãng Trưởng hay Quãng đúng+1/2 cđ
Ví dụ: Quãng 4 tăng =( 2 c + 1/2 cd) + 1/2 cđ
4. Quãng giảm = Quãng thứ hay Quãng đúng - 1/2 cđ
Ví dụ: Quãng 5 giảm = (3 c + 1/2 cd) - 1/2 cđ
5. Quãng kép = Quãng đơn + [5 c+ (2 x 1/c cd)]
Ví dụ: Quãng 3 = 2c; khi kép 1 lần sẽ là:
Quãng 10 = 2c + [5 c+ (2 x 1/c cd)]
= 7 c + (2 x 1/c cd)

Bảng 39. Cấu tạo quãng phân tích theo phi điệu tính (atonale)

c4_09


Quãng

2

3

4

5

6

7

8

tăng

-

-

3c

4c

5c

-

-

Trưởng

1c

2c

-

-

4c+1/2

5c+1/2

-

đúng

-

-

2c+1/2

3c+1/2

-

-

6c

thứ

1/2c

1c+1/2

-

-

-

-

-

1. Một quãng 8 được chia thành 6 cung hay 12 bán cung bằng nhau.
2. Quãng 4 tăng (hay q. 5 giảm) chia quãng 8 ra làm 2 phần bằng nhau:
c4_10
3. Chỉ có 6 quãng 4 tăng được thành lập trên 6 bậc đầu tiên của âm giai. Trong 6 bậc còn lại, các quãng 4 tăng sẽ chính là những quãng đồng âm với 6 bậc đầu.
Ví dụ: Quãng 4 tăng (sol - do#) trên bậc VIII là đồng âm của q. 5 giảm (sol - reb), tức là quãng đảo của quãng 4 tăng (reb - sol) ở bậc II của âm giai vô điệu tính.
4. Cũng tương tự như cách tính ở mục 3), trên thực tế chỉ có được 6 quãng 5 giảm được thành lập trên 6 bậc đầu tiên của âm giai.
c4_11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét