Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

CHƯƠNG 3: ÂM GIAI - ĐIỆU THỨC

GIÚP TRÍ NHỚ LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

(từ trình độ căn bản tới nâng cao)

TÁC GIẢ: NGUYỄN BÁCH

NHÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC

CHƯƠNG 3: ÂM GIAI - ĐIỆU THỨC

Bảng 20. Sự hình thành điệu thức

c3_01
A. Quãng 5 đúng với âm giữa (âm trung, bậc III) di động (lúc giáng, lúc bình).
B. Hợp âm hoàn bị thứ và hoàn bị Trưởng trên âm chủ Sol. Các bậc ở giữa chúng có khuynh huớng di động.
(Xem thêm Bảng 22)
C. Điệu thức thứ giai điệu (chuyển động lên, xem Bảng 24) và điệu thức Truởng tự nhiên trên âm chủ Sol.
D. Điệu thức thứ giai điệu (chuyển động lên) và điệu thức Truởng tự nhiên có xen lẫn những bậc mang dấu hoá đồng chuyển (chromatique).
E. Âm giai (gamme) đồng chuyển được tạo thành do sự phối hợp của 2 âm giai D1 và D2. Xem thêm Bảng 28.
F. Âm giai toàn cung loại 1 được tạo thành từ âm giai E.
G. Âm giai toàn cung loại 2 được tạo thành từ âm giai E.

Bảng 21. Âm giai dị chuyển

c3_02
A. Các bậc của thang âm cách nhau bởi những khoảng 1/2 cung (V) và 1 cung.
B. Xem thêm Bảng 22 để biết về những điệu thức cổ với những âm giai Trưởng, thứ .
Ghi chú : Những âm giai như vậy được diễn trên những phím trắng của đàn phím (chỗ có khoảng cách 1/2 cung là giữa các nốt: mi - fasi - do)

Bảng 22. Các điệu thức cổ

c3_03
1) a. Bát độ (quãng 8) được chia thành 7 khoảng không đều nhau, gồm 5 cung và 2 bán cung
b. Những bán cung trong ví dụ trên đây được đánh dấu (V). Chúng xác định tính chất của điệu thức.
2) a. Giữa bậc I và bâc V của điêu thức luôn luôn là một quãng 5 đúng.
b. Không tạo điệu thức cổ trên âm chủ Si.
3) Các điệu thức có quãng 3 đầu tiên (giũa bậc I và III) là Trưỏng gồm có: điệu thức Đô (Ionien), Fa (Lydien) và Sol (Mixolydien).
4) Các điệu thức có quãng 3 đầu tiên (giũa bậc I và III) là thứ gồm có: điệu thức Rê (Dorien), Mi (Phrygien) và La (Aeolien).
5) Điệu thức Đô trên đây được dùng làm điệu thức Trưởng tự nhiên (trong âm nhạc kinh điển). Đừng lẫn lộn thang âm trên La trên đây (Aeolien) với thang âm La thứ giai điệu trong chuyển động đi xuống.
6) Mỗi điệu thức trên đây có thể được dùng cho 12 âm chủ khác nhau từ Đô đến Si (Đô, Đô #, Rê, Rê#,v.v...). Nghĩa là, chúng ta có thể có: Do dorien, Do phrygien,...
7) Trong điệu thức ngũ cung, một bát độ được chia thành 5 khoảng không đều nhau: 2 quãng 3 thứ và 3 quãng 2 Trưởng

Bảng 23. Điệu thức Trưởng – thứ cổ điển

c3_04
Tên gọi của các bậc:
I : âm chủ II : âm dẫn đi xuống
III : âm trung IV : âm hạ át
V : âm át VI : âm hạ trung
VII : âm dẫn (cảm âm)
1. Theo quan niệm hiện đại về Nhạc lý, khi phân tích, người ta coi các điệu thức cổ điển như đước tạo bởi sự kết hợp của 1 ngũ liên âm (nhóm 5 nốt) dưới và một tứ liên âm (nhóm 4 nốt) trên với âm át (bậc V) làm âm bản lề.
2. Các nốt bậc I, IV, V (trong ví dụ trên là do, fa, sol) được gọi là những nốt định thể (notes tonales), chúng tạo thành những âm thanh trụ cho âm thể.
3. Các nốt bậc III, VI, (trong ví dụ trên là mi, la) được gọi là những nốt định thức (notes modales). Sự thay đổi cao độ của chúng xác định tính Trưởng-thứ (điệu thức).
4. Vị trí của các bán cung.
a) Trong điệu thức Trưởng : bán cung nằm ở giữa các bậc: III - IV (trong ví dụ là mi - fa) và VII - VIII (si - do)
b) Trong điệu thức thứ: bán cung nằm ở giữa các bậc: II - III (trong ví dụ là re - mib) và V - VI (sol - lab). Đây là giọng thứ hoà âm với đặc điểm khác nữa, là: quãng 1 cung rưỡi (3 thứ) giữa bậc VI và VII (lab - si). Còn với giọng thứ giai điệu, xin xem Bảng 24.
5. Mỗi loại điệu thức Trưởng - thứ trên đây có thể áp dụng cho 12 bậc khác nhau trong một quãng 8 (do, do#, re, re#,v.v...) để hình thành 12 giọng khác nhau cho mỗi điệu thức (Ví dụ: giọng Sol Trưởng, Đô thăng thứ, v.v...).
Ghi chú : bậc VII được gọi là âm dẫn (leading tone - Mỹ) hay cảm âm (note sensible - Pháp). Nó luôn luôn cách âm chủ một bán cung (đối với điệu thức Trưởng tự nhiên và thứ hòa âm)

Bảng 24. Điệu thức thứ giai điệu

c3_05
Có hai dạng khác nhau được phân biệt bởi tứ liên âm bên trên: (sol-la-si-do) và (do-sib-lab-sol):
1. Trong chuyển động lên: Tứ liên âm trên là (sol-la-si-do). Sức hút hướng về âm chủ. Nốt “la” đóng vai trò như âm lướt.
2. Trong chuyển động xuống: Tứ liên âm trên là (do-sib-lab-sol). Sức hút hướng về âm át. Nốt “sib ” đóng vai trò như âm lướt.

Bảng 25. Âm thể trưởng

c3_06
Trên đây là các giọng Trưởng tự nhiên với hoá bộ mang dấu thăng. Chúng ta thấy các dấu thăng ở hóa bộ xuất hiện theo thứ tự: fa - do - sol - re - la - mi - si
1. Những nốt tròn là âm chủ (bậc I) và âm át (bậc V).
2. Chính âm dẫn (bậc VII) là âm mang dấu thăng cuối cùng (trong hóa bộ). Ví dụ, trong giọng la Truỏng (AM), âm dẫn là nốt Sol, và sẽ mang dấu thăng cuối cùng. Như vậy, thứ tự dấu hóa trong giọng la Trưởng là: fa-do-sol. Hay ngược lại, một giọng có ba dấu thăng ở fa-do-sol, sẽ là giọng la Trưởng.
c3_07
Trên đây là các giọng Trưởng tự nhiên với hoá bộ có dấu giáng. Các dấu giáng ở hóa bộ xuất hiện theo thứ tự ngược lại: si - mi - la - re - sol - do - fa
1. Những nốt tròn là âm chủ (bậc I) và hạ át (bậc IV).
2. Chính âm hạ át (bậc VII) mang dấu giáng cuối cùng (trong hóa bộ). Ví dụ, trong giọng la giáng Truỏng (AbM), âm hạ át là nốt Ré, và sẽ mang dấu giáng cuối cùng. Như vậy, thứ tự dấu hóa trong giọng la giáng Trưởng là: si-mi-la-ré. Hay ngược lại, một giọng có bốn dấu giáng ở si-mi-la-ré, sẽ là giọng la giáng Trưởng.
Ghi chú : Các giọng đồng âm có:
Si Trưởng (BM) là đồng âm của Do giáng Trưởng (CbM)
Fa thăng Trưởng (F#M) = Sol giáng Trưởng (GbM)
Do thăng Trưởng (C#M) = Ré giáng Trưởng (DbM)

Bảng 26. Âm thể thứ

c3_08
Trên đây là các giọng thứ hòa âm (gọi tắt là “giọng thứ”) giọng có dấu thăng ở hóa bộ. Dấu hóa bất thường nằm trong ngoặc chỉ có trong giọng thứ giai điệu (xem lại Bảng 24) Thứ tự các dấu thăng ở hóa bộ vẫn là: fa - do - sol - re - la - mi - si
1. Những nốt tròn là âm chủ (bậc I) và át (bậc V).
2. Các âm bậc VI và VII được biến đổi bởi dấu hóa bất thường. Những dấu hóa này chỉ nằm trước nốt chứ không có trong hóa bộ.
Ví dụ: Theo bảng trên, ta có:
La thứ hòa âm: la, si, do, re, mi, fa, sol#, la
La thứ giai điệu: la, si, do, re, mi, fa#, sol#, la
c3_09
Trên đây là các giọng thứ giai điệu có dấu giáng ở hóa bộ. Dấu hóa bất thường nằm trong ngoặc chỉ có trong giọng thứ hòa âm. Thứ tự các dấu thăng ở hóa bộ vẫn là: si - mi - la - re - sol - do - fa
1. Những nốt tròn là âm chủ (bậc I) và hạ át (bậc IV).
2. Ở giọng thứ giai điệu, không có dấu hóa nào khác ngoài những dấu giáng có ở hóa bộ.
Ví dụ: Theo bảng trên, ta có:
Sol thứ giai điệu: sol, la, sib, do re, mib, fa, sol
Sol thứ hòa âm: sol, la, sib, do, re, mib, fa#, sol

Bảng 27. Hóa bộ - Giọng của một tác phẩm

c3_10
Âm thể Trưởng :
1. Đối với thang âm có dấu thăng ở hoá bộ:
Dấu thăng cuối cùng (trong hóa bộ) chỉ cho biết âm dẫn của giọng. Như vậy, từ âm dẫn này lấy lên 1 quãng 2 thứ (1/2 cung) sẽ được âm chủ của giọng.
2. Đối với thang âm có dấu giáng ở hoá bộ:
Dấu giáng cuối cùng (trong hóa bộ) chỉ cho biết âm hạ át của giọng. Như vậy, từ âm dẫn này lấy lên 1 quãng 5 đúng (3cung + 1/2 cung) sẽ được âm chủ của giọng.
Ghi chú: Khi hóa bộ có từ 2 dấu giáng trở lên, thì dấu giáng áp cuối chỉ cho biết âm chủ của giọng.
Âm thể thứ song song:
1. Từ âm chủ của giọng Trưởng lấy xuống 1 quãng 3 thứ (1 + 1/2 cung) sẽ có âm chủ của giọng thứ song song. Nói cách khác, giọng Trưởng và thứ song song của nó luôn luôn có cùng hóa bộ.
2. Cảm âm của giọng thứ luôn luôn có mang dấu hóa bất thường.

Bảng 28. Âm giai đồng chuyển

c3_11
1. Mỗi bậc cách nhau một bán cung
2. Người ta dùng dấu # để ký âm các bậc của âm giai trong chuyển động lên, và dùng dấu b trong âm giai chuyển động xuống.
3. Sau đây là giọng Do Trưởng xen lẫn âm đồng chuyển:
c3_12
Ghi chú: Khi đi lên có nốt sib , khi đi xuống có nốt fa#
4. Giọng Đô thứ hòa âm vói các âm đồng chuyển xen kẽ:
c3_13
Ghi chú: Khi đi lên có nốt mib, lab, sib là những âm định thức (notes modales). Khi đi xuống có nốt fa#nhưng ở giọng Trưởng.

Bảng 29. Âm giai toàn cung

c3_14
1. Bát độ (Quãng 8) được chia thành 12 bán cung bằng nhau. (quãng điều hòa)
2. a) Âm giai toàn cung chia quãng 8 thành 6 phần bằng nhau.
b) Chỉ có 2 âm giai toàn cung
Ghi chú : Âm giai toàn cung là loại thang âm vô điệu tính, cũng giống như âm giai đồng chuyển. Muốn ký âm sol# hay lab, la# hay sib, v.v... đều được cả, không phải lệ thuộc vào quy luật tiến hóa của điệu thức. Trong âm nhạc điệu tính, lấy ví dụ trong giọng Sol Trưởng, chúng ta phải ký âm nốt fa# chứ không được ghi thành solb mặc dù chúng là âm trùng.

Bảng 30. Chuỗi 12 âm

c3_15
1. Gồm 12 âm khác nhau, thuờng do chính tác giả quy định cho từng tác phẩm hay từng loạt tác phẩm của mình. Cách thành lập thang âm như vậy do Arnold Schoenberg khởi xướng từ năm 1921 và thường được các tác giả hiện đại áp dụng.
2. Ví dụ trên đây là chuỗi 12 âm mà Schoenberg dã áp dụng trong 5 tác phẩm piano cuối cùng của mình.
3. Dưới đây là chuỗi 12 âm do Alban Berg, nhà soạn nhạc thế kỷ XX dùng để viết concerto cho violon của ông (1935):
c3_16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét