Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Chương 1 : Ghi âm

GIÚP TRÍ NHỚ LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

(từ trình độ căn bản tới nâng cao)

TÁC GIẢ: NGUYỄN BÁCH

NHÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC

CHƯƠNG 1. GHI ÂM

Bảng 1. Khuông nhạc

c1_01
1. Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ tạo thành 4 khe.
2. Giai điệu được đọc từ trái qua phải.
3. Vạch nhịp đơn chia dòng nhạc thành từng đơn vị nhịp có độ dài bằng nhau. Vạch nhịp được đặt trước phách mạnh.
4. Vạch nhịp kép biểu thị sự chấm dứt của một giai đoạn. Nó được dùng trước khi kết thúc một đoạn, kết bài hay trước một sự thay đổi về nhịp, về hóa bộ (bộ khóa).
5. Cao độ của nốt được đọc từ dưới lên, nghĩa là:
a) các dòng kẻ, khe được đếm bắt đầu từ dưới lên trên.
b) người ta dùng thêm đường kẻ phụ ở bên dưới và ở bên trên khuông nhạc để ghi âm những nốt quá thấp hoặc quá cao.

Bảng 2. Khóa – Tên gọi nốt nhạc

c1_02
1. Có 7 loại khoá nhạc, phân thành 3 nhóm mang tên: Fa, Do, Sol:
a) Khoá Fa được đặt trên đường kẻ 3 và 4: Khoá Fa3 và Fa4 (hay gọi tắt là Khoá Fa).
b) Khoá Sol được đặt trên đường kẻ thứ 2: Khoá Sol
c) Khoá Đô được đặt trên đường kẻ thứ 1, 2, 3 và 4: Khoá Đô1, Đô2, Đô3, Đô4
2. Dưới đây là hình cho thấy vị trí của nốt La mẫu (La âm thoa ) ở các khoá khác nhau:
c1_03
3. Người ta dùng thêm các đường kẻ phụ để định vị trí các nốt cao, thấp vượt ngoài khuông nhạc. Ngoài ra, người ta còn dùng thêm các ký hiệu: 8a, 8va hay 8octava alta để chỉ cao độ diễn của nốt hơn cao độ viết là một quãng 8 (bát độ); 8b, 8vb hay 8octava bassa để chỉ cao độ diễn của nốt thấp hơn cao độ viết là một quãng 8.
c1_04
4. Trong âm nhạc hiện đại, người ta còn dùng ký hiêu: 15a, 15va hay 15octava alta để biểu thị nốt nhạc cần diễn cao hơn nốt được ghi là hai quãng 8 và ký hiệu 15b, 15vb hay 15octava bassa để biểu thị cao độ diễn của nốt thấp hơn cao độ viết là hai quãng 8.

Bảng 3. Các loại quãng 8

c1_05

c1_06
1. Khoảng cách giữa các âm thanh có tên gọi giống (nhau nhưng khác cao độ) được gọi là quãng tám.Trong 1 quãng tám có 7 bậc khác tên (do, re, mi, fa, sol, la, si):
+ Cách gọi A trên đây được dùng phổ biến hơn cả. Bên dưới tên gọi là ký hiệu (trong ngoặc).
+ Cách gọi B thường gặp trong âm nhạc Mỹ, và trong đàn organ điện tử
+ Cách gọi C mới xuất hiện, thường gặp trong âm nhạc Pháp.
Những nốt nhạc trong cùng một quãng 8 sẽ mang chỉ số giống nhau, Ví dụ: c1, d1, e1, v. v...
2. Cách ghi chỉ số cho những quãng 8 khác nhau cho biết cao độ tuyệt đối của một âm thanh, với chuẩn là nốt La trong quãng 8 thứ nhất (gọi là La mẫu) tương đương với tần số 440 Hz.
Ghi chú:
+ Việc ghi âm thường chỉ cho thấy cao độ tương đối.
+ Khi giọng Nam hát 1 giai điệu được viết trong khoá Sol, thật ra cao độ thấp hơn một quãng 8 so với nốt được ghi (vì khoá Sol dùng để ghi âm giọng Nữ). Xin xem thêm Bảng 71.
+ Cũng như vậy, một số nhạc cụ khi diễn tấu phải được chuyển dịch so với nốt được ghi. Xem Bảng 79.

Bảng 4. Giá trị của Nốt và Dấu lặng

c1_07
1. a) Giá trị trường độ nốt giảm dần từ trái sang phải (bảng trên đây):
c1_08
b) Giá trị đặc biệt: c1_09
2. Các nốt móc được nối liền và không thay đổi so với khi viết rời:
c1_10
3. có thể pha lẫn nốt nhạc với dấu lặng
c1_11
4. a) dấu lặng tròn thường được đặt dưới đường kẻ thứ 4
b) dấu lặng trắng thường được đặt trên đường kẻ thứ 3
Ghi chú : Dấu lặng tròn còn có thể được dùng để chỉ sự ngưng nghỉ chủa trọn 1 nhịp, bất kể là loại nhịp nào (2/4, 3/4, 4/4,...), chứ không phải lúc nào nó cũng có giá trị bằng 4 dấu lặng đen.

Bảng 5. Dấu kéo dài trường độ

c1_12
c1_13
1. Không dùng dấu chấm kéo dài trường độ đối với dấu lặng. Muốn kéo dài, chúng ta phải dùng dấu nối
2. Chỉ có dấu nối mới kéo dài trường độ từ nhịp này sang các nhịp sau đó (vượt qua giới hạn của vạch nhịp):
c1_14
3. Dấu kéo dài trường độ tùy ý (có thể dài hơn hay ngắn hơn trường độ nguyên thủy của nốt), gọi là dấu miễn nhịp, có hai loại:
c1_15 = dấu kéo dài trường độ hay dấu ngân dài
c1_16 = dấu kéo dài trường độ ngắn hay dấu rút ngắn.
Ghi Chú :
Trong âm nhạc mới ngày nay, chúng ta còn gặp ký hiệu:
c1_17 = vừa kéo dài, vừa rung nốt nhạc.

Bảng 6. Dấu hóa – Trùng âm

c1_18
Các nốt nằm trong cùng một khung chữ nhật là những nốt trùng âm (hay đồng âm - có cùng cao độ thực tế tuy khác tên gọi).
1. a) Dấu c1_19 (thăng): nâng cao độ nốt lên 1/2 cung đồng.
Dấu c1_20 (thăng kép): nâng cao độ nốt lên 1 cung.
b) Dấu c1_21 (giáng) : hạ cao độ nốt xuống 1/2 cung đồng.
Dấu c1_22 (giáng kép): hạ cao độ nốt xuống 1 cung.
2. Dấu hóa chỉ có ý nghĩa biến đổi cao độ nốt nhạc trong loại âm nhạc điệu tính. Đối với âm nhạc vô điệu tính, việc sử dụng dấu hóa không mấy quan trọng. Thậm chí, người ta không dùng đến các dấu: c1_23
3. Sau đây là một số loại dấu hóa đặc biệt để ghi âm 1/4 cung:
c1_24
Ghi chú : Dấu hóa chỉ giá trị cho tất cả các nốt nhạc cùng tên, có cùng cao độ trong cùng một nhịp.

Bảng 7. Sắc thái

c1_25
Dưới đây là một số từ ngữ chỉ sắc thái thường gặp:


Ký hiệu

Tiếng Ý

Nghĩa tiếng Việt

pp

pianissimo

rất nhẹ

p

piano

nhẹ

mp

mezzo piano

nhẹ vừa

mf

mezzo forte

mạnh vừa

f

forte

mạnh

ff

fortissimo

rất mạnh

p sub.

piano subito

nhẹ đột ngột

fp

forte - piano

mạnh rồi nhẹ lại

sfz

sforzando

nhấn mạnh âm

cresc.

crescendo

tăng dần

aum.

aumentando

tăng dần

decresc.

decrescendo

giảm dần

dim.

diminuendo

giảm dần

a poco poco

ít một, dần dần

a mezza voce

với nửa giọng

a sotto voce

với nửa giọng

a piena voce

với đầy giọng

ben marcato

tách, nhấn rõ

dolce

dịu dàng

sostenuto

kềm, giữ

calando

giảm dần

morendo

tắt dần, mất dần

perdendosi

tắt dần, mất dần

Bảng 8. Ký hiệu diễn tấu

c1_26
Ghi chú: Tất cả những dấu trên đây được ghi ở phía đối diện với cờ (đuôi) của nốt nhạc. Cũng có thể sử dụng những dấu này cho các hợp âm.
A. Dấu đơn :
(a) = luyến nối; (b) = chấm (tách rời, staccato); (c) = gạch ngang (nhấn vừa phải); (d) = chữ V đứng, dấu mũ (nhấn mạnh và giữ nguyên cường độ đến hết giá trị nốt); (e) = chữ V nằm ngang, dấu khép (nhấn mạnh rồi bớt dần cường độ)
B. Dấu kép :
(f) = dấu chấm có luyến nối (portato, tách rời nhẹ); (g) = nhấn vừa - tách; (h)(i) = nhấn mạnh - tách
C. Cách diễn thực tế :
c1_27
Dấu vòng cung còn đuợc dùng để biểu thị một cú kéo vĩ (coup d’archet) ở đàn violon. Xem Bảng 72.


Ý

Pháp

Việt

tenuto

tenu

kềm, giữ

legato

lié

nối, liền tiếng

portato

porté

mang lấy

staccato

détaché

rời tiếng

accentuato

accentué

nhấn

appoggiato

appuyé

nhấn vừa

Bảng 9. Âm tô điểm

c1_28
A. Nốt dựa (nốt láy, nhấn luyến): Trong âm nhạc cổ điển, nó thường được diễn tấu với giá trị dài hơn:
c1_29
B. Âm vỗ (dấu day)
C. Láy chùm (dấu lượn)
D. Láy rền (dấu vê). Các kiểu bắt đầu và kết thúc của láy rền:
Ghi chú : Tất cả các âm tô điểm trên đây đều có thể có thêm dấu hoá
c1_30
Về nốt dựa, xem thêm Bảng 42.

Bảng 10. Dấu viết tắt

c1_31
A. Tremolo (dấu vê; ngân rung)
c1_32 = càng nhanh càng tốt.
B. Batterie (dấu vê 2 nốt)
c1_33 = càng nhanh càng tốt.
C. Glissando (dấu lướt)
- trên đàn phím, lướt trên phím trắng:
c1_34
- trên đàn phím, lướt trên phím đen:
c1_35
D. Arpeggio (đánh rải hợp âm)
E. Dấu nhắc lại giai điệu
F. Dấu tái hiện (nhắc lại)
Ghi chú : Ngoài ra, người ta còn dùng các ký hiệu viết tăt sau đây để chỉ sự lặp lại:
1a = prima volta: lần thứ nhất; 2a = seconda volta: lần 2
D.C. = da capo: từ đầu; fino alla fine: đến hết, đến cuối
senza replica: không tái hiện; al segno c1_36: đến chỗ có dấu c1_37.

Bảng 11. Ghi âm theo lối Đức, Anh, Pháp

Đức

A

B

H

C

D

E

F

G

Anh, Pháp

La

Sib

Si

Do

Re

Mi

Fa

Sol

Mỹ

La

Tib

Ti

Do

Re

Mi

Fa

So

Đức

Pháp

Anh, Mỹ

Việt, ký hiệu

-isis

double dièse

double sharp

thăng kép; c1_38 hayc1_39

-is

dièse

sharp

thăng ; c1_40

Auflöser

bécarre

natural

bình; c1_41

-es

bémol

flat

giáng; c1_42

-eses

double bémol

double flat

giáng kép; c1_43

dur

majeur

major

Trưởng

moll

mineur

minor

thứ

Một số ví dụ:


Đức

Pháp

Anh, Mỹ

Việt

As dur

La bémol majeur

D flat major

Rê giáng trưởng; DbM, Db

B dur

Si bémol majeur

B flat major

Si giáng trưởng; BbM, Bb

h moll

Si mineur

B minor

Si thứ; Bm

cis moll

Do (Ut) dièse mineur

C sharp minor

Đô thăng thứ; C#m

Des dur

Ré bémol majeur

D flat major

Rê giáng trưởng; DbM, Db

fis moll

fa dièse mineur

F sharp minor

Fa thăng thứ; F#m

- Aes đọc rút gọn thành As
- Ees đọc rút gọn thành Es

Bảng 12. Vài cách ký âm hiện đại

c1_44
A. Âm kéo dài
B. a) rung chậm
b) rung nhanh
C. Chùm nốt (gần nhau). Các biến dạng thường gặp:
a) Hình quạt mở:
c1_45
b) Hình quạt đóng:
c1_46
c) glissando (lướt):
c1_47
D. a) Tăng lên nhanh.
b) Chậm lại nhanh.
E. a) Âm cao nhất có thể diễn được
b) Âm trầm nhất có thể diễn được
F. biểu thị nhũng nốt nhạc có cao dộ không chính xác.; thường dùng để ghi tiết tấu.
G. các nốt được diễn đồng thời, trên bàn phím.
H. a) chồng âm được diễn trên các phím trắng (của đàn phím), bao gồm những nốt nằm trong khoảng giữa hai nốt đã cho trong ký hiệu.
b) chồng âm diễn trên các phím đen, bao gồm những nốt nằm trong khoảng giữa hai nốt (với dấu hoá, nếu có) của ký hiệu.
c) chồng âm chromatic, bao gồm cả phím trắng lẫn đen.
I. lặp lại một cách tự do các nốt nhạc nằm trong khung chữ nhật


diapason, A = 440 Hz

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét