Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2009

Quãng, vị trí nốt trên đàn, 1 số hợp âm cơ bản

Quãng, vị trí các nốt nhạc trên đàn guitar và 1 số hợp âm cơ bản
(tài liệu này thuộc về Viet-guitar, bạn nào trích dẫn sang nơi khác vui lòng ghi rõ nguồn gốc. Xin cảm ơn nhiều!)

Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điêu trong các bài hát quan hệ với nhau bằng các quãng
Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số.
VD : quãng 3 , quãng 4 , quãng 5 v.v...

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :


Ta có các quãng sau :

Quãng 2 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q2t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 / 2 cung (nửa cung ) .

VD : Xi => Đô ( B => C ) , Mi => Fa ( E => F ) hay Đô thăng => Rê ( C# => D ) v.v....

Quãng 2 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q2T ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung .

VD : Đô => Rê ( C=>D ) hay mi => Fa thăng ( E => F# ) v.v...

Quãng 3 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q3t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi ).

VD : mi => Sol ( E=>G ) , Rê => Fa ( D => F ) hay Đô => Rê thăng ( C= > D# v.v...

Quãng 3 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q3T ) : Là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung .

VD : Đô => mi ( C => E ) , Mi => Sol thăng ( E => G# ) v.v...

Ngoài ra còn có các quãng khác như :
Quãng 4 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung ( tức 2 cung rưỡi ) VD : Đô => Fa ( C => F ) v.v...

Quãng 5 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3 cung
VD : Đô => Sol ( C => G ) v.v...
Quãng 6 , quãng 7 v.v...


Tuy nhiên tạm thời ta nên chú ý đến 4 quãng đầu tiên Q2t , Q2T , Q3t , và Q3T , các quãng khác ta sẽ sử dụng đến khi đã đc nâng cao hơn .

1 điều quan trọng cần phải nhớ :khoảng cách 1/2 cung giữa 2 nốt nhạc tương ứng với 1 phím đàn trên cần đàn guitar , tương tự ta có 1 cung tương ứng với 2 phím đàn v.v...


quãng 2, quãng 3, quãng 6, quãng 7 đều có quãng tăng, giảm, trưởng thứ mà, quãng 4, 5, 8 có quãng đúng, tăng và giảm. Có thể phân biệt như sau:
Quãng 2 giảm: 0 nửa cung
Quãng 2 thứ: 1 nửa cung
Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung
Quãng 2 tăng: 3 nửa cung
Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung)
Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung)
Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung )
Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)
Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)
Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

Như vậy, cứ tính theo đơn vị nửa cung ta sẽ hình thành các quãng như trên.
Sau khi đảo quãng thì quãng a sẽ trở thành quãng 9-a (ví dụ từ Xi đến Đô là quãng 2 thì từ Đô đến Xi sẽ là quãng 7. Bên cạnh đó, khi đảo quãng thì quãng trưởng sẽ thành thứ, tăng thành giảm, đúng giữ nguyên và ngược lại.

Các nốt trên cần đàn :

Điều đầu tiên cần nói ngay đó là các nốt dây buông trên đàn , ta có như sau :



Theo quy ước, các dây của guitar được đánh số lần lượt như sau:
E(Mí): 1
B: 2
G: 3
D: 4
A: 5
E(Mì): 6
Từ các nốt dây buông này ta có thể tự mình suy luận ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó .
VD : dây Mì , nốt dây buông là Mi ( E ) , ta có : từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn , như vậy bấm dịch lên 1 phím đàn ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi , từ Fa đến Sol là 1 cung tương đương với 2 phím đàn , vậy từ vị trí nốt Fa bấm dịch lên 2 phím đàn ta sẽ có nốt Sol và cứ thế ta sẽ biết tất cả các vị trí các nốt trên dây Mi .
Hình minh họa :

=> =>

Và sau đây là tất cả các nốt trên cần đàn guitar :



Lời khuyên nhỏ : ko nên cắm đầu vào học thuộc nốt nhạc trên cần đàn làm gì , rất vất vả và mất thời giờ , các bạn hãy tự mình suy luận dựa vào các điêu đã đc ghi ở trên
1 Số hợp âm cơ bản ở thế tay I :

Nhìn trên cần đàn với thứ tự dây đàn từ trên xuống như sau :
E (1)
B (2)
G (3)
D (4)
A (5)
E (6)

ta có Đô trưởng C :


La thứ Am :


Rê Thứ Dm :


Mi thứ Em :


Mi trưởng E :


La trưởng A :


Rê trưởng D :


Từ các thế bấm của các hợp âm cơ bản trong thế tay I và sự hiểu biết về khoảng cách giữa các nốt nhạc ta có thể dễ dàng tìm đc 1 hợp âm bất kỳ trên đàn guitar :
VD : giả sử ta muốn tìm thế bấm của hợp âm Si thứ ( Bm ) , ta làm như sau :
:
ta thấy hợp âm Am có thế bấm :


Từ A đến Si là 1 Q2T tương ứng với 1 cung , 1 cung tương ứng với 2 phím đàn , suy ra thế bấm Am tịnh tiến thêm 2 phím đàn ta sẽ có thế bấm của hợp âm Bm :




Trên đây là 1 phương pháp sử dụng khả năng tự tư duy logic của các bạn để tự các bạn có thể tìm đc thế bấm của 1 hợp âm cơ bản bất kỳ trên đàn guitar .
Chúng ta có 1 bài tập nhỏ nhằm giúp các bạn thực hiện cách tính nhanh các thế bấm :
ta có 1 vòng hòa thanh gồm các hợp âm như sau :
( C => Am => Dm => G ) giọng C
Các hợp âm này các bạn có thể dễ dàng bấm đc dựa vào hình các thế bấm trên kia .
Bây giờ chúng ta sẽ dịch giọng của vòng hòa thanh này sang các dọng khác nhau và tìm thế bấm trên đàn .
Đầu tiên là dịch lên giọng D , từ C đến D ta có 1 Q2T tương ứng với 1 cung . Theo đó các hợp âm trong vòng hòa thanh sẽ phải dịch lên theo 1 Q2T ( 1 cung ) :
Am dịch lên 1 cung => Bm , Dm dịch lên cung => Em , G dịch lên 1 cung => A
như vậy ta có 1 vòng hòa thanh mới như sau :
D => Bm => Em => A

Tương tự như trên các bạn hãy dịch lên các giọng khác : E , F , G , A , B

(ghitacodien.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét